Hầu hết các nhà khoa học từ lâu đã hình thành một quan điểm thống nhất về sự hình thành than: Các mỏ than được hình thành do sự phát triển, chết và tích tụ liên tục của các loài thực vật cổ đại trong đầm lầy than bùn, sau đó bị biến đổi bởi sự chuyển động của các mảng địa cầu.
Nhưng vẫn có những nhà khoa học đưa ra quan điểm khác. Họ cho rằng than đá không phải đến từ quá trình biến đổi của thực vật cổ đại mà rất có thể là đến từ không gian.

Hiện nay, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng than là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn. Tiếp theo dần chuyển hóa thành than nâu hay còn gọi là than non (lignit), và thành than bán bitum. Sau đó, thành than bitum hoàn chỉnh (bituminous coal). Cuối cùng là biến đổi thành than đá (anthracit).
Hầu hết các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân hình thành của than là sự biến đổi của thực vật trong thời cổ đại, bởi vì hóa thạch thực vật được bảo quản tương đối tốt đã được tìm thấy trong các mỏ than, các mô thực vật và bào tử bên trong có thể được thấy rõ qua chờ quan sát bằng kính hiển vi.